Danh sách các công ty Fintech trong hệ sinh thái Fintech Việt Nam
Fintech là tên viết tắt của financial technology (ngành công nghệ trong tài chính) tức là tận dụng sự sáng tạo công nghệ vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Đánh dấu sự xâm lấn của IT vào hệ thống tài chính – tiền tệ.
Fintech Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc khi lượng người dùng dịch vụ tài chính số tăng cao. Có thể nói, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam luôn tăng trưởng theo từng năm.
Các công ty của Fintech được chia làm 2 nhóm để phát triển:
+ Các công ty “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
+ Công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số giúp cải thiện các phương án các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup: Ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán trên nền tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS…
Hệ sinh thái của Fintech Việt Nam đang được chia thành nhiều phân khúc, có thể kể đến thanh toán (payment), ngân hàng số (digital banking), cho vay ngang hàng (P2P lending), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), đầu tư và quản lý tài sản (retail investment & wealth management), blockchain/cryptocurrency, đánh giá điểm tín dụng (credit scoring), SMEs Financing, Comparison, POS…
Các mảng nổi bật của Fintech Việt Nam 2021: Buy Now Pay Later (Mua trước trả sau), Wealth Management (đầu tư tài chính), E-payment (Thanh toán điện tử). 2021 cũng ghi nhận thêm sự xuất hiện của 3 mảng mới bao gồm Buy Now Pay Later, Real Estate Fintech và Accounting & Finance. Các dịch vụ như tài chính cá nhân, quản lý bán hàng, quản lý dữ liệu/đánh giá tín dụng, gọi vốn cộng đồng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp SMEs… cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới, và được đánh giá sẽ là động lực tăng trưởng mới của thị trường.
E-Payments/Money Transfer: Thanh toán số & chuyển tiền
Số lượng các doanh nghiệp lĩnh vực thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 30-50% tùy theo từng năm. Kể từ thời điểm dịch bệnh bắt đầu, với việc mua sắm online trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, các công ty Fintech bắt đầu đổ xô kết nối với hệ thống sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ thanh toán không tiền mặt.
Money Transfer: Chuyển tiền
Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub
Lending: Cho vay số
Blockchain/Crypto: Blockchain & Tiền mã hóa
POS Management: Quản lý POS
Wealth Management: Đầu tư & Quản lý tài sản/ Tài chính & đầu tư cá nhân
các doanh nghiệp Fintech hoạt động trong mảng Đầu tư và Quản lý tài sản chỉ chiếm tỷ trọng 7,5%, thể hiện nguồn cung trong lĩnh vực này còn đang thiếu hụt và thị trường hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ để các Startup có cơ hội khai phá và phát triển trong thời gian tới.
Digital Banks: Ngân hàng số
eKYC/Credit Scoring/Data Management: Định danh điện tử / Chấm điểm tín dụng
Comparison: Cho vay và So sánh thông tin
Insurtech: Công nghệ bảo hiểm
Crowdfunding: Gọi vốn, gây quỹ cộng đồng
FundStart, Comicola, Betado, Firststep
SMEs Finance: Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (cho vay, tài trợ, ứng lương...)
Buy Now Pay Later: Mua trước trả sau
Real Estate Fintech: phần mềm và nền tảng hỗ trợ quá trình giao dịch bất động sản
Accounting & Finance: Tài chính – kế toán
Thật tuyệt vời khi tại Việt Nam đang có sẵn rất nhiều yếu tố quan trọng để Fintech có thể phát triển – một thế hệ trẻ, có học thức, tò mò và đam mê công nghệ, kỹ thuật số. Nếu chúng ta có thêm sự phổ biến rộng rãi về công nghệ, chủ yếu đến từ sự xuất hiện của công nghệ đám mây và mã nguồn mở, cùng với việc tiếp cận miễn phí với giáo dục để bắt kịp với công nghệ thuần số, và chính phủ hỗ trợ việc đẩy mạnh kỹ thuật số… tương lai của thị trường Fintech tại Việt Nam sẽ vô cùng xán lạn!